Mọi thứ diễn ra chóng vánh, trong vòng chỉ chưa đầy 1 tháng khiến Phương sốc và bế tắc.
“Nhìn em trai còn chưa tốt nghiệp cấp 3, đột nhiên tương lai biến thành dang dở, em chỉ biết ứa nước mắt”.
Nhưng, bằng một động lực nào đó, cô đã tự vực dậy tinh thần để trở thành điểm tựa cho em.
Việc đầu tiên Phương làm là xin rời khỏi ký túc xá, đi tìm phòng trọ cho hai chị em. Trước đó, do thói quen tiêu tiền không cần suy nghĩ, Phương gần như không có khoản tiền dự phòng nào.
“Em cứ đi hỏi khắp nơi, sau đó tìm được một căn nhà trọ xập xệ, lợp tôn, nằm ở ven sông Hồng. Mặc dù ở đó mùa hè nóng khủng khiếp, chỉ cần mưa to là dột lênh láng, nhưng bù lại chủ nhà không bắt cọc tiền và chỉ cần đóng theo tháng”.
Có chỗ ở, Phương bắt đầu lùng sục tìm việc làm thêm. Thời điểm đó, cô làm đủ thứ nghề và làm nhiều việc một lúc, miễn có thể kiếm ra tiền.
“Em đi chạy đám cưới tới khuya, rửa bát hay nhận bốc vác thuê chỉ vì có thể lấy được tiền công ngay trong ngày hoặc mỗi cuối tuần. Mặc dù mệt nhưng em cũng không dám kêu than với ai vì sợ bị người ta đuổi. Không còn ai để dựa đằng sau nên em không cho phép mình yếu đuối hay tủi thân”.
Cứ thế ròng rã suốt 2 năm, cứ 5h sáng Phương lại đạp xe tới khách sạn, buổi trưa vội vã đi học, tối đi dạy thêm hoặc làm những công việc chân tay,…
Dù vậy, mọi thứ vẫn không hề dễ dàng. Đỉnh điểm, Phương từng nghĩ tới chuyện bỏ học.
“Hồi đó, em đã suy nghĩ rất nhiều. Sức nặng của đồng tiền, áp lực của việc đi học ngành mình không yêu thích càng làm em bức bí, cùng quẫn. Em định bảo lưu một năm để đi làm công nhân, sau này có điều kiện sẽ quay lại học”.
Khi gọi điện chia sẻ ý định này với bố, bố chỉ nói: “Bố không phản đối việc con muốn nghỉ học đi làm công ty. Nhưng một năm ra trường muộn, con có biết mình sẽ bỏ lỡ mất bao nhiêu cơ hội”.
Đắn đo suy nghĩ, cuối cùng, Phương quyết định bước tiếp.
Biết ơn những khốn khó
Mặc dù làm nhiều công việc, nhưng Phương vẫn giữ niềm đam mê chụp ảnh và quay video. Không có tiền mua đồ trang trí, Phương lại xin những chiếc bìa, tấm gỗ người ta bỏ đi để tập chụp. Mỗi tối, Phương cũng mày mò học chỉnh sửa video trên mạng để thỏa mãn sở thích cá nhân.
Dần dần, những tấm ảnh chụp và video của Phương được nhiều người thích thú, thậm chí còn liên hệ để cộng tác trong công việc.
Một khách sạn 4 sao đã đề xuất nhận Phương làm nhân viên chính thức và làm marketing với mức lương cao so với mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường.
Và rồi, công việc marketing đến như một cơ duyên và gắn bó với Phương cho đến hiện tại.
Ngoài công việc chính, Phương cũng đang là trưởng nhóm khoảng 10 người, chuyên quản lý nội dung fanpage cho các doanh nghiệp nhỏ.
Phương nói, “từ một người sống hời hợt, đụng tí là bỏ cuộc”, khó khăn đã khiến cô phải thay đổi mỗi ngày để cuộc sống trở nên tốt hơn.
“Em cảm thấy may mắn vì đã gặp được rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện để em có được công việc mình thích.
Em cũng biết ơn những khoảng thời gian khốn khó đã khiến mình trở nên mạnh mẽ và trưởng thành.
Đó là những Tết phải cặm cụi đi làm, đến cơm cũng không kịp ăn. Là khi em trai phải bỏ học giữa chừng, muốn cho em học tiếp cũng chẳng lo được. Là lúc nghỉ việc hơn một tuần ở nhà mà sốt ruột đến “điên đầu”. Là những lần luôn phải nghĩ xem tháng này lấy lương sẽ trả nợ ai trước. Là rất nhiều lần tủi thân, tự trách sao mình phải suốt ngày phải nghĩ tới tiền và lo lắng nhiều thế,...
Quả thực, trước đây khi có tiền của bố mẹ, em quyết vấn đề rất nhanh nên không mấy trân trọng. Nhưng khi gặp phải khó khăn mà chỉ dùng tiền mới giải quyết được, em mới hiểu được nó quan trọng tới thế nào.
Cú sốc đầu đời đã khiến em trở nên vững vàng hơn.
Khó khăn nào cũng sẽ qua đi, học cách chấp nhận để tiến về phía trước, dần dần rồi sẽ có được quả ngọt”, Phương chia sẻ.
Trúng tuyển vào một trường đại học có quy mô tuyển sinh 7.000 sinh viên mỗi năm với số điểm thủ khoa, chàng trai hiếu thảo Nguyễn Đình Sinh định nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền giúp mẹ chữa bệnh.
Với cấp THPT, việc nam sinh mặc quần tây, áo sơ mi; nữ sinh mặc áo dài khi đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Thậm chí, những hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đối với không ít nhà văn, nhà thơ và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Thể hiện tinh thần kỷ luật, tôn trọng tập thể
Công tác trong ngành giáo dục 23 năm, tôi không cho rằng việc yêu cầu học sinh đồng phục khi đến trường là lối tư duy cũ.
Nói theo triết học, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Thế nên, tùy theo hoàn cảnh, mỗi người sẽ có trang phục hợp lý.
Đến chùa, nơi chốn tâm linh, trang nghiêm, ta không thể mặc hở trên, lộ dưới. Khi tắm biển, nếu vận trang phục kín mít từ đầu đến chân, chúng ta sẽ trở thành "sinh vật lạ" trong mắt mọi người.
Và khi đến cơ quan, công ty, trường học, mỗi người đều phải mặc đồng phục theo quy định để tạo nên sự chỉn chu, gọn gàng.
Hơn 5 năm trước, khi lên giảng đường, một vị giáo sư Việt kiều mặc áo veston nhưng lại diện quần soóc đã tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Hầu hết các ý kiến đều không đồng ý với trang phục "xưa nay chưa từng có" này. Không thể nói những ý kiến này là lạc hậu, cổ hủ, chậm tiến bởi ở giảng đường đòi hỏi phải có sự quy củ, lịch thiệp.
Thực tế, ý thức của mỗi người được hình thành qua cả quá trình và bị tác động bởi muôn vàn yếu tố khác nhau.
Việc quy định mặc đồng phục giúp trẻ ý thức mình phải mặc gì theo thời khóa biểu đã sắp xếp trong tuần, để dần dần có cách chuẩn bị khoa học và rèn luyện ý thức trách nhiệm khi đến trường.
Lớn lên, các em sẽ biết để ý, có kỹ năng ăn mặc cho phù hợp khi đi đâu, làm gì. Quy định đồng phục sẽ rèn các em về tính chủ động và ý thức giữ gìn trang phục của mình.
Ngoài ra, nhiều kỹ năng khác sẽ được hoàn thiện từ việc rất bình thường này.
Nếu bỏ đồng phục trong nhà trường, với điều kiện hiện nay, trường học không khác gì... "nồi lẩu thập cẩm".
Nếu bảo rằng đồng phục là gánh nặng của bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những gia đình còn khó khăn, thì đó chỉ là trường hợp cá biệt. Đôi khi, vì quyền lợi nên giá tiền đồng phục cao hơn giá trị thật của nó.
Tuy nhiên, nếu có sự giám sát của cấp trên, của xã hội và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc, không có lãnh đạo trường học nào dám ăn hoa hồng trong việc mua sắm đồng phục của học sinh.
Hơn nữa, hiện nay, số tiền để mua đồng phục ở các trường là không cao, có khi còn thấp hơn cả những bộ quần áo mà không ít học sinh mặc ở nhà. Trong khi đó, đa số các trường học đều có quỹ khuyến học, khuyến tài.
Học sinh nghèo nhưng có sự tiến bộ, cố gắng trong học tập sẽ được hỗ trợ từ quỹ này. Số tiền ấy đủ để các em sắm sửa những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc học của mình.
Phương Hoa
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại. Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?". Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn! |
Trước ngày lên đường, tuyển Việt Nam được Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Hoàng Đạo Cương, Cục Trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt tới sân tập động viên và chúc đội có thành tích tốt nhất trong hai trận đấu tới.
Trong tối 12/11, HLV Philippe Troussierrút gọn danh sách tuyển Việt Nam còn 28 cầu thủ. Trước đó, ông thầy người Pháp loại hậu vệ Trương Tiến Anh.
Sáng 13/11, tuyển Việt Nam đáp chuyến bay từ Hà Nội sang Manila để chuẩn bị cho trận đấu gặp tuyển Philippines diễn ra vào ngày 16/11.
Trong những ngày qua, HLV Philippe Troussier cũng đã triển khai giáo án tập luyện trên mặt sân cỏ nhân tạo nhằm giúp các học trò có sự thích ứng tốt khi thi đấu trên sân Rizal Memorial của nước chủ nhà.
Ngoài ra, tại Manila, đội tuyển có thêm 3 buổi tập nữa để bắt nhịp với điều kiện thời tiết, sân bãi, quyết tâm hướng tới chiến thắng trong trận ra quân, qua đó tạo cú hích tinh thần cho cuộc tiếp đón đối thủ mạnh Iraq trên sân nhà Mỹ Đình vào ngày 21/11.
" alt=""/>HLV Troussier: Tuyển Việt Nam sẵn sàng đối mặt với thử thách World Cup